REMOTE CONTROL
Khi người sử dụng cần truy cập các ứng dụng hoặc các file từ một vị trí ở xa thì bạn sẽ cài đặt 1 phần mềm hỗ trợ truy cập từ xa (remote control software) như PCAnywhere của Symantech , hoặc Reachout (hổng nhớ của hãng nào) or Laplink củaTraveling Software (không biết đúng không nữa) trên cả máy Desktop và Laptop của người này . VÀ bạn hướng dẫn cho người này cài đặt máy của anh ta ở chế độ chờ trước khi đi (đi du lịch or công tác chẳng hạn), và trên đường đi thì anh ta muốn đọc bất cứ dữ liệu gì trên máy của mình từ một máy desktop (laptop) ở ngoài thì chỉ cần quay số đến máy tính để ở nhà , rồi sau đó trên màn hình của máy tính đang làm việc của anh ta sẽ xuất hiện một giao diện cho phép anh ta access database từ máy ở nhà . Khi làm việc xong thì chỉ cần ngắt đường truyền là xong .
Cái ý tưởng hay ho này xuất phát từ việc muốn chạy các ứng dụng (application) phải phụ thuộc vào server . Các ứng dụng này không thể nạp vào ổ cứng của laptop (lúc này là thời Bảo Đại mặc quần xà lỏn nên dung lượng của laptop hơi bi nhỏ) . Hơn nữa các laptop cũng chưa đủ mạnh để chạy các ứng dụng này dù dung lượng đĩa có được cải thiện hơn , vì thế trong giai đoạn đầu của remote control networking technique , user chỉ có thể thấy được desktop screen trên laptop chứ không thực sự chạy được ứng dụng _ không thể lưu dữ kiệu vào máy laptop khi truy cập từ xa cũng như bất cứ công việc gì ngoài thao tác kết nối
Các ứng dụng hỗ trợ truy cập từ xa vẫn được sử dụng cho các ứng dụng trong đó việc gởi một hình ảnh của màn hình có hiệu quả hơn gửi dữ liệu trên mạng ĐT .
REMOTE NODE
Khi máy lapop phát triển và internet trở nên phổ biến cùng với bộ nghi thức TCP/IP thì kỹ thuật truy cập từ xa mới cũng ra đời là REMOTE_NODE . Trong remote_node , máy laptop sử dụng chuẩn TCP/IP để kết nối mạng thông qua 1 tuyến ĐT , khi đó laptop trở thành 1 CLIENT giống như bất cứ 1 client nào khác trong mạng (Đó là nói chung chung thôi vì thiệt ra 1 client trong LAN có thể truy cập database với tốc độ cỡ 10 megabit / s or nhanh hơn , nhưng với 1 laptop trong remote_node thì chỉ có thể truy cập từ 28.8 đến 33.6 kilobit/s do sử dụng mạng ĐT) .
Remote_node có nhiều cải tiến hơn thằng remote_control : trong remote_control bạn chỉ thấy 1 cái màn hình vô tri vô giác vừa câm vừa điếc - do đó bạn không thể thực hiện điều gì thực sự trên laptop . Còn trên remote_node thì bạn đã thực sự kết nối với mạng . Nghĩa là mặc dầu tốc độ truy cập không thay đổi nhưng bạn có thể viết email or soạn văn bản rồi gửi đi khi kết nối với telephone line .
Vấn đề ở trong remote_node chính là các ứng dụng đã được cài sẵn lên laptop và chỉ có dữ liệu được truyền đi chứ không phải kèm theo cả phần mềm ứng dụng . Và vì dữ liệu được truyền trên mạng ĐT giống như trong mạng nên người sử dụng có thể lưu dữ liệu trên máy laptop . Điều này có ý nghĩ ra sao chắc mọi người đều hiểu . Rõ ràng là remot node hiệu quả hơn remote control nhiều . Các kết nối trong remote node tuân theo các chuẩn internet , do đó đảm bảo laptop của bạn có thể kết nối bất kỳ server nào có cùng nghi thức .
CÁC YÊU CẦU TRONG KỸ THUẬT TRUY CẬP TỪ XA
MODEM
Modem (modulate_demodulate) là thiết bị nhận các tín hiệu số từ cổng serial của computer và chuyển thành tín hiệu loại analog or tín hiệu âm thanh - là những dạng thông tin có thể truyền được trên tuyến ĐT bình thường . Ở đầu kia của kết nối là 1 modem khác sẽ biến các tín hiệu analog thành tín hiệu số ( digital ) để máy tính bên nhận có thể hiểu và xử lý được . Hehe , đến đậy thì có lẽ bạn sẽ thắc mắc rằng tại sao lại phải dùng đến modem mà không truyền trực tiếp tín hiệu dưới dạng số ? Tui chỉ có thể trả lời rằng đừơng ĐT dùng cable xoắn đôi chỉ có thể truyền tín hiệu analog .
Modem được xem như là giải pháp để thay thế cho việc dùng các tuyến cable digital đắt tiền . tốc độ ban đầu của modem là 300 bit/s (không thể tưởng tượng nổi) cho đến giờ thì đã cải thiện lên 56kb/s) . Mặc dù modem không thục sự hiệu quả do nó phải dùng 1 phần lớn dữ liệu kênh truyền để phát hiện và chỉnh sửa các lỗi đường truyền nên chiếm 1 lượng khá lớng dung lượng kênh truyền . Nhưng đây là cách thông dụng nhất để connect vào mạng .
ISDN terminal Adapters
ISDN Terminal Adpter là các thiết bị dùng kết nối với các tuyến ĐT số BRI (128 K) . Khác với modem , các thiết bị này không nối trực tiếp vào cống serial của máy tính mà dựa trên kiểu kết nối Ethernet . Mỗi máy tính đều được gắn 1 card mạng ( network adapter ) , và card mạng này nối máy tính với ISDN device = 1 loại cable đặc biệt là crossover cable , với loại cable này thì Hub không cần có mặt trong hệ thống .
Khi 1 computer cần sử dụng Resource trên mạng thì nó gởi các packet dữ liệu đến 1 LAN thành phần . Khi các packet này được truyền đến ISDN device , các thiết bị này sẽ quay số ISDN của mạng chính và người sử dụng có thể kết nối rất nhanh chỉ khoảng vài s với tốc độ rất cao .
CÁC NGHI THỨC MẠNG
Phần lớn các nghi thức được sửa dụng trong hiện tại đều là thành viện của bộ nghi thức TCP/IP , trong đó có 2 nghi thức đặc biệt là PPP và SLIP
+ PPP (Point-to-Point Protocol)
PPP là nghi thức được sử dụng nhiều nhất hiện nay trong số các nghi thức truyền dữ liệu trên tuyến ĐT . PPP sử dụng cho các máy tinh dùng modem hay card ISDN để truy cập thông tin trên mạng . PPP là 1 nghi thức chuẩn của Internet .
PPP đòi hỏi 1 số yêu cầu sau :
_ Số ĐT của hệ thống sẽ kết nối .
_ Địa chỉ DNS (Domain Name Server) . Các dịch vụ DNS rất quan trọng vì các server DNS sẽ cung cấp 1 bảng tham chiếu cho phép 1 máy tính hiểu được 1 địa chỉ IP (ví dụ 205.139.3.200 tượng ứng với
www.zero-velocity.com) . Nhờ đó user sẽ dễ dàng hơn nhiều trong việc nhớ các địa chỉ mạng theo tên thông thường thay cho 1 dãy số vô nghĩa .
_ Hoặc là máy truy cập từ xa có 1 địa chỉ IP cố định or sẽ được gán 1 địa chỉ IP động khi kết nối với server . Các địa chỉ IP được cấp phát nhờ vào nghi thức DHCP (dynamic host configuration protocol) - là 1 thành phần của bộ TCP/IP do sever thực hiện .
Khi tất cả các tham số được cung cấp đầy đủ thì hệ thống thực hioện quay số để kết nối . Khi quay số đến server sử dụng nghi thức PPP , bạn sẽ được 1 yêu cầu nhập ID và password , sau khi nhập xong , hệ thống sẽ xác nhận yêu cầu login của bạn và chuyển cho các chương trình xử lý trong PPP , sau khi thao tác login được chấp nhận thì quá trình truy cập mạng bắt đầu . PPP là 1 nghi thức rất đáng tin cậy . Nếu đường truyền còn trống thì PPP sẽ không tự động ngắt kết nối trứ khi sau 1 khoảng thời gian nhất định mà hoàn toàn không có ai truy cập .
+ SLIP (Serial Line Internet Protocol)
SLIP là nghi thức ra đờ trước cả PPP và sử dụng nhiều tham số hơn nhưng độ tin cập lại kém hôn , đồng thời kích thước tối đa của packet dữ liệu phải được thống nhất giữ 2 đầu kết nối trước khi truyền dữ liệu . Nói chung SLIP đang được thay thế dần bởi PPP .
TÓM LẠI :
+Remote controle là cái gì ?
Là phương phap để truy cập từ xa , trong đo người sử dụng ở 1 máy tính từ xa có thể truy cập đến màn hình của máy chủ hoặc desktop tương ứng bằng phương pháp quay số . ReachOut , pcAnywhere , Laplink ... là cá phần mềm truy cập quản lý từ xa .
+Remote node là cái gì ?
Trong thực tế , là một kết nối mạgn d89ược thực hiện thông qua 1 tuyến ĐT hơn là qua cáp mạng .
+Cácnghi thức được sử dụng phổ biến nhất trong remote node ?
Là PPP và SLIP .
+ Các nghi thức nào có thể chạy đồng thời trên 1 tuyến remote node ?
TCP/IP , NetBEUI , IPX có thể chạy đồng thờ trên 1 tuyến remote node . tuy nhiên giải pháp này có thể dẫn đấn hiện tượng là broadcast storms ( nghẽ đường truyền ).